Tìm hiểu về hệ thống phanh thủy lực xe nâng
Hệ thống phanh thủy lực là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống thủy lực của xe nâng. Hệ thống phanh thủy lực xe nâng có chức năng gì? Chúng hoạt động ra sao? Và cần làm gì khi có dấu hiệu hư hỏng? Hãy đọc đến cuối bài viết để tìm câu trả lời đầy đủ nhất.
Vai trò của hệ thống phanh thủy lực xe nâng
Hệ thống phanh thủy lực hay còn gọi là phanh dầu là bộ phận dùng để điều khiến tốc độ của xe nâng dựa trên lực ma sát. Giúp người vận hành xe nâng có thể tùy ý tăng, giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất.
Con đẩy thủy lực của hệ thống phanh thủy lực xe nâng có thể điều chỉnh tốc độ và thời gian phanh làm quá trình phanh xả ra êm không bị giật. Vì vậy phanh thủy lực dần thay thế các loại phanh đối trọng và phanh điện từ cũ trên xe nâng.
Cấu tạo của hệ thống Phanh thủy lực xe nâng
Hệ thống phanh thủy lực xe nâng được cấu tạo từ 3 phần chính gồm có:
-
Hệ thống lò xo nén: Có thể chỉnh được lực ép để tăng momen phanh
-
Guốc phanh gắn liền má phanh. Má phanh có thể thay thế khi bị mòn. Đường kính má phanh từ 100mm đến 800mm
-
Bầu phanh: Phần động cơ bơm dầu thủy lực để mở phanh khi hoạt động. Bầu phanh có các chế độ làm việc liên tục, trung bình, nhẹ. Bầu phanh là bộ phận quan trọng nhất của phanh thủy lực quyết định đến tần suất làm việc và độ bền.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực
Hệ thống phanh thủy lực luôn làm việc ở trạng thái thường đóng, má phanh xiết chặt vào tang phanh nhờ hệ thống lò xo.
Bầu phanh làm việc song song với động cơ chính (động cơ nâng hạ). Khi cơ cấu nâng hạ được khởi động, động cơ bơm thủy lực sẽ bắt đầu bơm dầu để mở phanh. Dầu được bơm với áp lực mạnh mẽ từ 80N.m đến 12.500N.m (Cần kiểm tra lực đẩy của con đẩy thủy lực có dứt khoát và đủ lực không).
Áp lực này giúp cho tang phanh gắn trên trục động cơ chính mở ra làm động cơ quay tự do. Khi cắt nguồn điện, động cơ lực lò xo sẽ đóng má phanh lại, ôm chặt vào tang phanh trên trục động cơ giúp động cơ dừng lại một cách êm ái.
Vì vậy, trường hợp thiếu dầu hoặc rò rỉ phớt hay các bộ phận khác cần phải thay thế bầu phanh ngay để tránh hư hỏng toàn bộ hệ thống phanh thủy lực xe nâng. Trường hợp này rất dễ dẫn đến tai nạn lao động trong quá trình vận hành xe nâng.
Những trục trặc thường gặp ở hệ thống phanh thủy lực xe nâng
Hệ thống phanh thủy lực xe nâng nằm ở cụm bánh xe nâng, liên tục phải chịu áp lực lớn và nhiệt độ cao. Thêm vào đó, hệ thống phanh thủy lực hoạt động trên nguyên lý ma sát giữa các phụ tùng hệ thống phanh nên các chi tiết rất dễ bị mòn dẫn đến hư hỏng.
-
Phanh không ăn, lực phanh thiếu
-
Phanh kêu, khi hoạt động phát ra tiếng động lạ
-
Bó phanh, nặng phanh
-
Phanh giật, rung lắc khi vận hành
Nguyên nhân dẫn đến các hư hỏng của hệ thống phanh thủy lực xe nâng chủ yếu là do má phanh bị mòn sau thời gian dài sử dụng, tắc lỗ dầu xy-lanh hoặc lỏng các mối nối… Khi hệ thống phanh thủy lực xuất hiện các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên sửa chữa, lắp đặt phụ tùng hệ thống phanh xe nâng để được kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới kịp thời
Những lưu ý khi lắp đặt, sửa chữa phụ tùng hệ thống phanh thủy lực xe nâng
Có một vài lưu ý bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sửa chữa hoặc thay mới hệ thống phanh thủy lực xe nâng như sau:
-
Van phân phối được sử dụng trong hệ thống phanh thủy lực xe nâng là van tỷ lệ. Nó được sử dụng để thay đổi dòng chảy nhánh và phân phối chất lỏng cho các đường ống. Do đó vai trò quan trọng nên khi hệ thống phanh thủy lực có vấn đề, hãy kiểm tra van đầu tiên.
-
Cấu trúc của xi lanh có nhiều loại: xi lanh tác động kép, hiệu ứng đơn. Các xi lanh thủy lực được sử dụng trong hệ thống là xi lanh tác động kép.
-
Chất lỏng từ bơm trước khi đi đến động cơ thủy lực thông qua cơ chế phân phối. Cấu trúc là nơi tập trung của chất lỏng cô đặc. Ở đây, chất lỏng đến từ được phân phối vào các nhánh khác nhau của lưới điện.
-
Khi lắp phanh thủy lực phải đảm bảo mở phanh thì cơ cấu truyền động hoạt động nhẹ nhàng (quay được tang phanh nhẹ nhàng bằng tay). Không được lắp sai lệch hoặc chỉnh khe hở má phanh không đều làm cản trở hoạt động của động cơ gây cháy động cơ.
-
Khi lựa chọn Momen để lắp đặt, hãy nhớ Momen phanh lớn phải lắp thêm nhiều phanh thủy lực cùng làm việc hoặc kết hợp với phanh điện từ, phanh đuôi động cơ…
Phụ tùng hệ thống phanh thủy lực chính hãng tại Bảo Ngọc
Momen phanh của mỗi loại phụ tùng hệ thống phanh xe nâng là khác nhau nên tùy từng cơ cấu nâng hạ, cũng như tốc độ và tải trọng xe nâng sẽ có các loại phụ tùng thích hợp. Việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe nâng chuyên sâu cần có đội ngũ kỹ thuật lành nghề tại chỗ hoặc lựa chọn 1 đơn vị uy tín chuyên trách.
Bảo Ngọc chuyên cung cấp phụ tùng hệ thống phanh thủy lực xe nâng chính hãng các loại Toyota, Komatsu, TCM , Mitsubishi, Jungheinrich, BT, Crown, Raymond, Hyster, Yale, Hyundai, Linde, Clark… Xin quý khách vui lòng thông báo model xe và model động cơ để chúng tôi có thể cung cấp chính xác loại phụ tùng phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ - XE NÂNG BẢO NGỌC
Địa chỉ: Số nhà 224 Tổ 7 - Phường Cự Khối - Quận Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: 0988 456 947 hoặc 0966 919 383
Email: xenangbaongoc@gmail.com
Tin liên quan
- Sửa chữa xe nâng uy tín gía rẻ, chuyên nghiệp tại Thái Nguyên
- Lọc gió xe nâng Mitsubishi cao cấp - chất lượng - hàng đầu Nhật Bản
- Địa chỉ sửa chữa xe nâng tại Bắc Giang uy tín, trách nhiệm
- Cơ sở phục hồi bơm thủy lực xe nâng uy tín
- Sửa chữa xe nâng tay tại Hà Nội – Có mặt ngay, hoàn thiện trong ngày